Nhà Máy Viên Nén Gỗ Bình Dương

Nhà Máy Viên Nén Gỗ Bình Dương

Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân có quy mô xây dựng 4,6 ha với tổng mức đầu tư 660 tỷ đồng. Dự án đã được Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn cấp Giấy phép xây dựng số 452 ngày 22/9/2023.

Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân có quy mô xây dựng 4,6 ha với tổng mức đầu tư 660 tỷ đồng. Dự án đã được Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn cấp Giấy phép xây dựng số 452 ngày 22/9/2023.

Viên nén gỗ sử dụng trong công nghiệp

Người ta sử dụng viên nén gỗ quy mô lớn trong công nghiệp để tăng cường giá trị nhiệt của chất thải trong quá trình gia nhiệt và làm giảm đáng kể lượng phát thải ô nhiễm. Việc chuyển đổi từ cấu trúc năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch thành sử dụng nhiên liệu sinh khối (viên nén gỗ) đã được phát triển mạnh mẽ. Như chúng ta có thể thấy, trên toàn thế giới, ngày càng nhà máy điện công nghiệp đang được chuyển đổi thành các mô hình CHP, trong đó, viên nén gỗ đóng một vai trò lớn.

Sử dụng trong hệ thống sưởi ấm và cung cấp nước nóng

Việc sử dụng viên nén gỗ trong các lò sưởi nhỏ và hệ thống cung cấp nước nóng đang ngày càng được nhiều người sử dụng để thay thế cho lò sưởi bằng điện hay gas. Cũng giống như hệ thống sưởi ấm khác, lò sưởi sử dụng viên nén gỗ có thể phân phối nhiệt cho tất cả các khu vực trong nhà với hệ thống ống dẫn nhiệt. Nhưng, ưu điểm của nó đó là hiệu năng sưởi ấm cao, có thể điều khiển nhiệt và giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí.

Ngành công nghiệp thực phẩm, dịch vụ, các cửa hàng bán đồ nướng,... cũng xem xét đến việc sử dụng viên nén gỗ làm nhiêu liệu thay thế. Hiệu suất tạo năng lượng cao, thân thiện với môi trường và có hiệu quả về mặt kinh tế là những điều khiến viên nén gỗ được ưu ái lựa chọn.

Chứng chỉ của QUATEST 3 cho sản phẩm viên nén của Minh Tri Wood

Chứng chỉ trồng rừng bền vững FSC - SGS

Được chính thức khởi công xây dựng vào cuối tháng 7/2022 tại Cụm công nghiệp Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), sau một năm triển khai dự án, đến nay Nhà máy sản xuất viên nén gỗ do Công ty TNHH Năng lượng xanh Idemitsu Việt Nam (IGEV) thuộc Idemitsu Kosan Co.,Ltd. (Idemitsu Kosan) làm chủ đầu tư đã chính thức đi vào hoạt động.

Đây là nhà máy thương mại sản xuất viên nén đen quy mô lớn đầu tiên trên thế giới với công nghệ gia nhiệt, với công suất sản xuất hàng năm là 120 nghìn tấn viên nén năng lượng xanh Idemitsu (IGEP) và được xuất sang thị trường Nhật Bản.

Ông Atsuhiko Hirano - Phó Chủ tịch Idemitsu Kosan cho biết: Việc khởi động nhà máy này là bước tiến quan trọng đầu tiên của Idemitsu Kosan trong việc hướng tới mục tiêu thiết lập một hệ thống cung ứng sản phẩm với công suất hàng năm là 3 triệu tấn vào năm 2030 bằng cách xây dựng các nhà máy Viên nén năng lượng xanh Idemitsu quanh khu vực Thái Bình Dương. Sự kiện này cũng nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được thiết lập (1973-2023).

IGEV là công ty được cấp chứng nhận bởi JIA (Hiệp hội Kiểm định Thiết bị Gas Nhật Bản) có tiến hành đánh giá rừng tại các nông hộ ở địa phương để đảm bảo tính hợp pháp và tính bền vững của nguyên liệu thô. “Xác định sứ mệnh của công ty là đưa ra “lộ trình các hành động thiết thực cho cả việc cung cấp năng lượng ổn định cũng như giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu", chúng tôi sẽ đóng góp cho mục tiêu trung hòa carbon thông qua IGEP và tin rằng IGEP là một giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm thay thế than đá hoặc các nhiên liệu hóa thạch khác để giảm lượng khí thải CO2”- ông Atsuhiko Hirano cho biết.

Theo IGEV, Bình Định là địa điểm đầu tư lý tưởng tại khu vực Nam Trung Bộ. Với cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, giao thông được đầu tư đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào và chính sách mở cửa, Bình Định có môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, Bình Định và các tỉnh lân cận có nguồn gỗ nguyên liệu rất phong phú và đây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. IGEV đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong quá trình tiến hành, thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng.

“Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, cùng với các chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đang được Chính phủ Việt Nam xây dựng và ban hành trong thời gian tới sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Idemitsu Kosan. Việc đầu tư nhà máy sản xuất viên nén năng lượng xanh tại Việt Nam sẽ giúp Idemitsu Kosan từng bước hiện thực hóa mục tiêu về bảo vệ môi trường”- ông Atsuhiko Hirano nói.

“Chúng tôi cam kết chuyển đổi năng lượng và vật chất cho một xã hội trung hòa carbon, đồng thời phù hợp với định hướng kinh tế tuần hoàn của Việt Nam”- đại diện Idemitsu Kosan khẳng định “Idemitsu Kosan đã thiết lập các cam kết dài hạn và gắn tầm nhìn của mình với định hướng phát triển sắp tới của Việt Nam”.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Phạm Trương – Bí thư Thị ủy thị xã Hoài Nhơn ( Bình Định) cho biết: Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ của địa phương đạt 73,47 triệu USD chiếm 33,63% giá trị xuất khẩu toàn thị xã. Với kết quả nổi bật nêu trên, ngành chế biến gỗ đã góp phần đưa Bình Định trở thành 1 trong 4 trung tâm chế biến gỗ quy mô lớn của cả nước.

Ông Phạm Trương cũng khẳng định, chính quyền địa phương cũng cam kết hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà máy chế biến gỗ, sản xuất nhiên liệu sinh học rắn của IGEV hoạt động hiệu quả và đảm bảo an ninh trật tự để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, đầu tư tại địa phương.

Theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu các Hiệp hội gỗ và xu hướng rừng, năm 2022 Việt Nam xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn viên nén sinh khối, tăng hơn 39% so với năm 2021. Nhật Bản cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay nên sản lượng của Nhà máy viên năng lượng xanh Idemits sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Hiện, thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 95% trong tổng lượng viên nén xuất khẩu.

Chỉ tính riêng 6 tháng năm 2023, giá trị giá trị xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 316,5 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 38,94% tổng trị giá xuất khẩu. Mặt hàng viên nén gỗ ghi nhận trị giá xuất khẩu đạt 191,1 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022.

Đạt được kết quả xuất khẩu trên là do Nhật Bản đang phát triển nhiều nhà máy nhiệt điện sử dụng chất đốt là dăm gỗ, viên nén gỗ. Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu về sản phẩm dăm gỗ và viên nén gỗ ở Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cao.

Nhật Bản cũng là thị trường đòi hỏi viên nén xuất khẩu phải có chứng chỉ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu (FSC). Hiện nay, nguyên liệu cho viên nén xuất khẩu đi Nhật Bản đều từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu từ cây keo.

Thông tin từ các doanh nghiệp, hiện nay, mỗi năm Nhật Bản sử dụng khoảng 8 triệu tấn viên nén, trong đó 50 - 60% là viên nén gỗ. Dự kiến đến năm 2030, Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ mỗi năm trên 20 triệu tấn viên nén, trong đó lượng viên nén gỗ sẽ chiếm khoảng 13 - 15 triệu tấn. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và có chứng chỉ FSC, có nhà máy sản xuất quy mô, quản lý bài bản.

Vien nen go được sử dụng rộng rãi trong các năm gần đây với nhiều ứng dụng khác nhau, từ sưởi ấm, nấu ăn, tạo ra năng lượng công nghiệp.... Cùng tìm hiểu viên nén gỗ dùng để làm gì trong bài viết này và những đánh giá về viên nén gỗ dựa trên từng mục đích sử dụng.