Công Phượng Bỏ Quốc Tịch Vn

Công Phượng Bỏ Quốc Tịch Vn

Công Phượng trong trận giao hữu với Palestine - Ảnh: HOÀNG TÙNG

Công Phượng trong trận giao hữu với Palestine - Ảnh: HOÀNG TÙNG

Công Phượng không đủ tiêu chuẩn nhập tịch

Đón nhận thông tin này, những người thân thiết với Công Phượng không khỏi bất ngờ. Đặc biệt là với những người từng sinh sống và làm việc cả chục năm ở Nhật Bản.

Còn với các cổ động viên bóng đá, nhiều người đã chửi bới trên mạng xã hội về việc Công Phượng bỏ quốc tịch Việt Nam.

Công Phượng không lên tiếng về câu chuyện này trên Facebook cá nhân, không trả lời báo chí khiến dư luận lại càng trở nên ầm ĩ.

Tuy nhiên qua kinh nghiệm của một người anh thân thiết của Công Phượng - từng học tập và làm việc lâu năm tại Nhật Bản, việc Công Phượng có quốc tịch Nhật Bản là điều cực khó.

Ông nói: "Khi có thông tin trên, tôi đã hỏi Công Phượng. Anh ấy cười và bảo không có chuyện đó đâu anh.

Tất nhiên, chắc gì Công Phượng nói thật cho tôi biết về chuyện quan trọng này. Nhưng đứng ở góc độ hiểu biết của người từng sinh sống lâu năm ở Nhật Bản, tôi cho rằng đây là điều gần như không thể".

Công Phượng ăn mừng bàn thắng vào lưới Palestine - Ảnh: HOÀNG TÙNG

Theo Luật quốc tịch của Nhật Bản, có 6 điều kiện để được cấp phép nhập tịch. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài 6 điều này ra thì còn có thêm điều kiện về "năng lực tiếng Nhật".

- Phải sống liên tục ở Nhật Bản ít nhất 5 năm.

- Người trưởng thành và năng lực về hành vi.

- Đủ điều kiện sinh kế (có thu nhập và tài sản ổn định).

- Năng lực tiếng Nhật (đọc, viết, nói) để có thể đảm bảo việc không ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày.

Ngoài 7 điều kiện nhập tịch, Luật quốc tịch Nhật Bản quy định 5 trường hợp ngoại lệ hay gặp.

Trong đó, có 2 trường hợp đáng chú ý. Đầu tiên là có 3 năm trở lên sống ở Nhật + kết hôn với người Nhật hoặc kết hôn với người Nhật 3 năm trở lên + có 1 năm cư trú tại Nhật Bản.

Thứ 2 là con nuôi của người Nhật + cư trú ở Nhật trên 1 năm + thời điểm nhận làm con nuôi ở tuổi vị thành niên theo luật pháp của nước sở tại.

Công Phượng là trường hợp ngoại lệ?

Công Phượng chỉ mới cùng gia đình nhỏ của mình sang Nhật Bản vào đầu năm nay. Anh hầu như không được CLB Yokohama FC đăng ký vào danh sách thi đấu ở Giải hạng nhất Nhật Bản (J-League 1).

Chiếu theo những quy định Luật quốc tịch của Nhật Bản và những trường hợp ngoại lệ, Công Phượng rõ ràng chưa đủ điều kiện.

Một yếu tố nữa, nếu Công Phượng đã có quốc tịch Nhật Bản vào đầu năm 2023 như một vlogger thông tin, tiền đạo này không thể khoác áo đội tuyển Việt Nam trong trận giao hữu với Palestine.

Nếu không chọn nhập tịch, Công Phượng có thể chọn xin định cư tại Nhật theo dạng thường trú nhân (visa vĩnh trú) ít có quy định khắt khe hơn. Tuy nhiên để có visa vĩnh trú, Công Phượng phải thỏa điều kiện đã sinh sống tại Nhật 10 năm và làm việc trên 5 năm.

Ở visa vĩnh trú, Chính phủ Nhật Bản có những ngoại lệ. Trong đó có quy định người có công với Nhật Bản trong các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, ngoại giao… và lưu trú tại Nhật liên tục từ 5 năm trở lên.

Công Phượng có thể là cầu nối giữa bóng đá Việt Nam và Nhật Bản. Nhưng anh chưa thỏa điều kiện lưu trú tại Nhật Bản liên tục từ 5 năm trở lên.

Quốc tịch Ba Lan được cấp bởi Tổng thống Cộng hòa Ba Lan. Trong việc ra quyết định của mình, tổng thống không bị giới hạn bởi bất kỳ điều kiện nào mà người nước ngoài phải đáp ứng để được nhập quốc tịch Ba Lan. Điều này có nghĩa là Tổng thống có thể cấp quốc tịch Ba Lan cho bất kỳ người nước ngoài nào, bất kể là - chẳng hạn - người đó đã ở Ba Lan bao lâu.

Chú ý! Tổng thống Cộng hòa Ba Lan cấp hoặc từ chối cấp quyền quốc tịch Ba Lan dưới hình thức ra một quyết định không cần biện minh và không được kháng cáo. Trong các vấn đề cấp quốc tịch Ba Lan, các quy định của Bộ luật Thủ tục Hành chính sẽ không được áp dụng, ngoại trừ các quy định liên quan đến việc chuyển phát thư từ.

Việc cấp quốc tịch Ba Lan diễn ra theo yêu cầu của người nước ngoài. Đơn xin cấp quốc tịch Ba Lan (với một số hạn chế nhất định, như được mô tả dưới đây) do những người cư trú hợp pháp tại Ba Lan đệ trình lên Tổng thống thông qua Tỉnh trưởng có thẩm quyền theo nơi cư trú của người đó. Nếu người nước ngoài đang ở nước ngoài thì phải nộp hồ sơ thông qua cơ quan lãnh sự có thẩm quyền.

Chú ý! Nếu người nước ngoài đang lưu trú tại Ba Lan theo cơ sở thị thực hoặc theo diện du lịch không cần thị thực, người đó chỉ có thể nộp đơn thông qua lãnh sự Ba Lan có thẩm quyền theo nơi thường trú của mình.

Đơn có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Các tài liệu được cấp bằng tiếng nước ngoài phải được nộp cùng với bản dịch sang tiếng Ba Lan do người phiên dịch tuyên thệ hoặc lãnh sự của Cộng hòa Ba Lan chuẩn bị.

Đơn xin cấp quốc tịch Ba Lan cùng với thông tin bổ sung về thủ tục có tại đây: https://migrant.wsc.mazowieckie.pl/pl/procedury/nadanie-obywatelstwa-polskiego

Nên biết! Thủ tục cấp quốc tịch của Tổng thống có thể kéo dài mất nhiều thời gian, vì nó không bắt buộc phải được xem xét ngay lập tức (các quy định của Bộ luật Thủ tục Hành Chính không áp dụng ở đây), như trong trường hợp thủ tục công nhận là công dân Ba Lan. Những người nộp đơn xin cấp quốc tịch có nghĩa vụ biện minh cho đơn của mình và phải trình bày lý do quan trọng tại sao nên cấp quốc tịch Ba Lan cho họ.

Sáng 23/5, 70 công nhân đang làm việc tại Cộng hòa Palau về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Họ phải về nước trước thời hạn và gần như tay trắng bởi từ đêm 23/4, ban lãnh đạo nhà máy người Đài Loan đã âm thầm đi khỏi Palau, để lại khoản nợ lương hơn 70.000 USD.

Số công nhân này được Công ty Xuất khẩu lao động và chuyên gia (Suleco) đưa sang làm việc cho Nhà máy may Airai Garment thông qua công ty mẹ Ampaltex có trụ sở tại Đài Loan.

Chị Nguyễn Thị Mười là công nhân trong đợt cuối cùng được Công ty Suleco đưa sang Palau làm việc, bộc bạch: "Tổng chi phí cho chuyến đi ngót nghét 35 triệu, làm chưa trả xong nợ đã phải quay về. Cũng may, công ty Suleco cho được 20 USD làm lộ phí, nêu không chẳng biết lấy gì mà dùng". Chị Lượng Thị Kim Nhung, công nhân về nước đợt đầu, cho biết: "Đợt này về còn có 20 "đồng" chứ không như chúng tôi về đợt đầu còn chẳng có đồng nào. Không ai kịp chuẩn bị đồ đạc, đến sân bay Philippine đứng lớ ngớ cả buổi chẳng được hướng dẫn. Cuối cùng, một người trong nhóm phải vào làm việc với sân bay, lúc đó mới có vé quay về".

Theo lời chị Nhung, trước đây công nhân làm trung bình 12 giờ/ngày, nhưng từ đầu tháng tư, do hàng tồn kho nên chỉ có 8 giờ/ngày. Công việc nhàn hạ kéo dài đến 28/4 thì đột nhiên toàn bộ công nhân được đại diện Suleco thông báo, công ty đóng cửa. Vậy là ra đường, hai tháng lương của tháng ba và tháng tư cũng chẳng ai thanh toán. Sau gần một tháng chờ đợi, tối 15/5, công nhân nhận được thông báo thu xếp hành lý sáng mai về. Hôm sau, 27 người có tên lên máy bay quay về đợt đầu tiên.

Toàn bộ số công nhân gồm 97 người được công ty Suleco đưa qua Palau làm việc từ năm 2001 gồm nhiều đợt. Theo hợp đồng, số công nhân này sẽ làm việc hai năm với mức lương không thấp hơn 300 USD/ tháng. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, phía nhà máy đã liên tục vi phạm hợp đồng, hạ đơn giá liên tục gây phẫn nộ cho công nhân.

Trong một năm qua, nhiều cuộc đình công nổ ra, lớn nhất và kéo dài vào cuối tháng 3. Công nhân yêu cầu lãnh đạo nhà máy xem xét đơn giá gia công. Mức lương theo hợp đồng đã được ký kết giữa các bên là không thấp hơn 300 USD/tháng, tuy nhiên thu nhập thực tế chỉ đạt 200 USD, thậm chí chỉ 150 USD/tháng. Ngoài ra, công ty cũng không trả tiền lương làm thêm cho công nhân làm việc liên tục 13 giờ và chủ nhật. Cuộc khủng hoảng đầu năm nay đã buộc giám đốc Suleco Trần Quốc Ninh, phải trực tiếp qua Palau giải quyết. Sau chuyến đi của ông Ninh, người lao động tiếp tục trở lại nhà máy nhưng đơn giá gia công vẫn là vấn đề mà các bên chưa thống nhất. Ông Ninh cũng ra quyết định trả lại số tiền đặt cọc 600 USD/người nhằm giảm áp lực nợ nần cho gia đình của người lao động tại VN.

Sau đó, một phó giám đốc của Suleco đã qua Palau để trực tiếp quản lý và động viên người lao động thực hiện hợp đồng trong khi các bên tiếp tục thương lượng về đơn giá gia công. Nhưng đến tối 23/4, lãnh đạo nhà máy đã bay về Đài Loan. Sự thật được công bố sau một tuần và toàn bộ lao động được Suleco mua vé máy bay trở về VN.Sau khi về nước, công nhân đã ký ủy quyền cho Công ty Suleco đứng ra kiện đòi Công ty Ampaltex (Đài Loan) bồi thường hợp đồng đã cam kết. Theo giám đốc Suleco Trần Quốc Ninh, hiện công ty đã cử người sang Đài Loan, trước mắt là thương lượng để phía đối tác phải bồi thường.

Căn cứ vào Hợp đồng, phía Đài Loan đã vi phạm thời hạn hợp đồng, do đó phải bồi thường hai tháng lương (600 USD/người), tiền vé máy bay trở về nước (mà Công ty Suleco đã tạm ứng), tiền nợ lương tháng ba và tháng tư.Ngoài ra, Công ty Suleco cũng sẽ thương lượng với công ty môi giới yêu cầu hoàn trả một phần số tiền môi giới theo tỷ lệ thời gian chưa làm việc (để có hợp đồng lao động thời hạn hai năm, người lao động phải trả cho công ty môi giới 500 USD/người).