Theo báo cáo vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, trong tháng 5/2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,06 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 5/2023. Trong đó: nông sản chính đạt 2,73 tỷ USD (tăng 14,3%), lâm sản đạt 1,35 tỷ USD (tăng 17,9%), chăn nuôi 45,8 triệu USD (tăng 10,2%). Ngược lại, xuất khẩu thủy sản 780 triệu USD (giảm 3,5%) và xuất khẩu đầu vào sản xuất 153 triệu USD (giảm 6,9%).
Theo báo cáo vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, trong tháng 5/2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,06 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 5/2023. Trong đó: nông sản chính đạt 2,73 tỷ USD (tăng 14,3%), lâm sản đạt 1,35 tỷ USD (tăng 17,9%), chăn nuôi 45,8 triệu USD (tăng 10,2%). Ngược lại, xuất khẩu thủy sản 780 triệu USD (giảm 3,5%) và xuất khẩu đầu vào sản xuất 153 triệu USD (giảm 6,9%).
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, hầu hết các nhóm hàng đều tăng nên tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,14 tỷ USD (tăng thêm 4,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi 199 triệu USD, tăng 5,6%. Riêng nhóm đầu vào sản xuất có kim ngạch xuất khẩu giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2023, chỉ đạt 756 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu tăng cao, trong khi nhập khẩu giảm mạnh (kim ngạch nhập khẩu 17,61 tỷ USD), nên toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuât siêu 6,53 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường đều tăng. Trong đó: xuất khẩu sang Châu Á 11,31 tỷ USD (tăng 17,5%); Châu Mỹ 5,4 tỷ USD (tăng 23,1%); Châu Âu 3,2 tỷ USD (tăng 39,4%); Châu Phi 459 triệu USD (tăng 26,1%) và Châu Đại Dương 341 triệu USD (tăng 24,8%).
"Trong 5 tháng đầu năm nay, nhiều loại nông sản xuất khẩu đã tăng giá rất mạnh so với cùng kỳ năm trước: Gạo có giá xuất khẩu bình quân 638 USD/tấn, tăng 20,5%; cà phê đạt giá xuất bình quân 3.482 USD/tấn, tăng 49,9%, cao su 1.504 USD/tấn, tăng 8,8%; hạt tiêu 4.308 USD/tâbs, tăng 39,3%. Riêng hạt điều có giá xuất bình quân 5.378 USD/tấn, giảm 8,6%; chè 1.656 USD/tấn, giảm 0,8%…”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ chiếm 20,6%, tăng 23,9%; Trung Quốc chiếm 19,2%, tăng 8,6% và Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá trị xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,6%; Cà phê tăng 44,1%; Gạo tăng 38,2%); Điều tăng 19,3%; Rau quả tăng 28,1%.
Xuất khẩu cà phê đang đạt được mức tăng ấn tượng nhất, với 2,9 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gạo tiếp nối phía sau, trong 5 tháng đầu năm đã xuất khẩu 4,15 triệu tấn gạo, đem về 2,65 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Với thị trường lúa gạo trong nước, giá lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ so với tháng trước. Tại Tiền Giang giá gạo nguyên liệu thành phẩm 25% tấm có giá trung bình 10.500 đồng/kg; loại 5% tấm có giá 11.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với tháng trước.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với giá thấp hơn so với giá thị trường hiện nay, đang dấy lên lo ngại sẽ gây tác động xấu tới xuất khẩu gạo nước ta, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến việc giá lúa của bà con nông dân sắp tới..
Thực tế chi phí sản xuất lúa của nông dân đã tăng hơn so với trước đây nên lợi nhuận của nông dân hiện nay rất thấp. Theo một số chuyên gia, cơ quan quản lý cần giám sát và có động thái chấn chỉnh việc "bán phá giá" này, đồng thời thành lập sàn giao dịch gạo để minh bạch thông tin thị trường, thậm chí áp giá sàn xuất khẩu gạo như từng được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) áp dụng trước đây.
Đối với xuất khẩu rau quả, gỗ và điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho biết cũng tăng trưởng ấn tượng. Trong 5 tháng đầu năm 2024, nước ta xuất khẩu 288 nghìn tấn điều chế biến, thu về 1,55 tỷ USD, tăng 30,6% về lượng và tăng 19,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đem về 6,14 tỷ USD, tăng 28,1% so với 5 tháng đầu năm 2023. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 8, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2024.
Nhờ tăng trưởng mạnh về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Tại thị trường Hoa Kỳ, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 40,8% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của quốc gia này.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2024 đạt 2,59 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do hiện đang là mùa vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây, nên hiện tại thị trường trong nước, giá nhiều loại trái cây đang giảm: Sầu riêng Ri6 ở mức 70.071 đồng/kg, giảm 37.500 đồng/kg, giá Thanh long ruột đỏ ở mức 23.929 đồng/kg, giảm 4.643 đồng/kg so với tháng trước.
Đối với lĩnh vực thủy sản, tuy chưa đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ như với các mặt hàng nông sản và lâm sản, nhưng xuất khẩu thủy sản sản đã có dấu hiệu hồi phục trở lại. Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kì năm 2023.
Thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm vẫn là Hoa Kỳ, sau đó đến Trung Quốc, tiếp theo là châu Âu và một số thị trường Nam Mỹ khác.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, riêng phile cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu sang thị trường này. Tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu phile cá tra đông lạnh sang Hoa Kỳ đạt hơn 120 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 98% tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ.
Trong các sản phẩm cá tra Việt Nam, Hoa Kỳ hiện đang tăng cường nhập khẩu cá tra chế biến, giá trị gia tăng gấp 8,5 lần so với cùng kì năm 2023. Trong khi đó, cá tra đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lại giảm sút do nhu cầu của người tiêu dùng giảm.
Với thị trường châu Âu, mặc dù thị trường này sôi động trở lại từ tháng 4/2024 cho đến nay, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu trong 5 tháng đầu năm 2024 ước chỉ đạt 70 triệu USD, vẫn sụt giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023.
"Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2024 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, các thị trường vẫn đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tồn kho nên nhập khẩu vẫn có tính thận trọng".
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xuất khẩu tôm tháng 5/2024 đem về 361 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 5 tháng lên 1.335 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ xuất khẩu tăng, nên tôm nguyên liệu tại thị trường trong nước đã tăng: tôm thẻ loại 50-60 con/kg ở mức 80.667 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg, loại 100 con/kg ở mức 108.333 đồng/kg, tăng 2.600 đồng/kg).
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng trưởng rất mạnh, với mức tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, đem về 240 triệu USD.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 210 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ khởi kiện chống trợ cấp lên ngành tôm Việt Nam vào cuối năm ngoái và đến cuối tháng 3/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức thuế sơ bộ vụ kiện này là 2,84%. Thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ta vẫn đang kỳ vọng khi tới đây DOC qua Việt Nam phúc thẩm, nếu mức thuế này giảm dưới 2% thì vụ kiện có thể bị hủy bỏ.
Xuất khẩu tôm sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024 xấp xỉ 150 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng 2 con số: xuất khẩu sang Đan Mạch tăng 88%, sang Đức tăng 29%, sang Hà Lan tăng 37%, sang Bỉ tăng 39%.
Khơi thông thị trường song song với đẩy mạnh xúc tiến thương mại là giải pháp trọng tâm đang được ngành nông nghiệp tập trung thực hiện nhằm đạt mục tiêu năm 2024 cán đích xuất khẩu 55 tỷ USD.
Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao về lượng và giá trị
Thông tin từ Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu cà phê có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 2,5 tỷ USD, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng gạo, sau 4 tháng đã xuất khẩu được 3 triệu tấn, với kim ngạch 1,93 tỷ USD, tăng 13,5% về lượng và tăng 23,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn về sản lượng. Trong đó, Philippines vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 46,4% về tổng lượng và chiếm 45,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cùng với cà phê và lúa gạo, rau quả cũng là mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2024, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng Thư ký Hiệp Hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên nhận định, triển vọng xuất khẩu ngành rau quả trong năm 2024 tiếp tục có diễn biến tích cực, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc.
Ngành rau quả đang được kỳ vọng lập nên kỷ lục xuất khẩu mới trong năm nay khi lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong những tháng đầu của năm. Đây chính là bước chạy đà quan trọng giúp ngành hàng này sẽ đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu.
Đáng chú ý, nhiều loại nông sản xuất khẩu đã tăng giá mạnh trong thời gian qua như cà phê, hồ tiêu, ca cao, sầu riêng. Đây tiếp tục là những mặt hàng nông sản sẽ có xu hướng tăng trong năm nay. Nguyên nhân của tăng trưởng là do nhu cầu thị trường thế giới tăng cao, cũng như chất lượng nông sản của Việt Nam đang ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhiều quốc gia, khu vực.
Theo Giám đốc Trung tâm tin tức hàng hóa Việt Nam Phạm Quang Anh, mặc dù các mặt hàng nông sản có tính thời vụ, không thể bổ sung nguồn cung ngay lập tức, song giá nông sản sẽ tiếp tục neo cao trong ngắn và trung hạn, ít nhất là đến hết quý II năm nay.
Về đường dài, việc tăng giá trị cho hàng nông sản vẫn phải tính đến các phương án bền vững hơn. Việc xây dựng thương hiệu là yếu tố quan trọng để Việt Nam nâng cao giá trị của sản phẩm. Cùng với đó đẩy mạnh chế biến sâu sẽ giúp cho các sản phẩm nông sản không chỉ tăng về khối lượng, mà còn tăng về giá trị trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến
Một điểm sáng nữa là giá trị xuất khẩu nông sản tới các thị trường đều tăng trong 4 tháng qua. Giá trị xuất khẩu năm 2024 tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang châu Á tăng 19,8%; châu Mỹ tăng 24,6%; châu Âu tăng 38,6%; châu Đại Dương tăng 26% và châu Phi tăng 33,3%. Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất nông sản Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc đứng vị trí thứ 2, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Xử lý các vấn đề thị trường để tăng tốc xuất khẩu
Bước vào giữa quý II/2024, giá xuất khẩu bình quân một số nông sản trong đó có mặt hàng rau quả tăng, giúp nông nghiệp tiếp tục đóng góp nhiều vào phát triển kinh tế khi xuất khẩu lĩnh vực này liên tục ghi nhận kết quả tăng trưởng. Xuất khẩu quý II được dự báo sẽ còn sôi động hơn quý I, do nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các loại rau quả chủ lực như vải thiều, nhãn, xoài, thanh long sẽ bước vào vụ thu hoạch.
Do đó, các DN đang tập trung, dồn sức để chuẩn bị nguồn lực, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, ký kết thêm các đơn hàng mới. Quý II năm nay, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 2,9 - 3%, xuất khẩu khoảng 14 tỷ USD, cao hơn kết quả đạt được trong quý I.
Với xuất khẩu gạo, Bộ NN&PTNT nhận định, kết quả xuất khẩu 4 tháng vừa qua (cao nhất tính trong 4 tháng đầu năm từ trước tới nay), nếu cả năm vẫn duy trì 750.000 tấn/tháng thì dư địa thị trường xuất khẩu có thể lên tới 9 triệu tấn gạo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đưa ra dự báo khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 chắc chắn sẽ vượt 4,5 triệu tấn.
Do đó, lượng gạo hàng hóa cần cho xuất khẩu 6 tháng cuối năm ước 3,22 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, có thể các DN sẽ phải nhập thêm gạo từ Campuchia để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Dự báo năm 2024, xuất khẩu gạo sẽ thiết lập mốc kim ngạch kỷ lục 5 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu tiếp tục đa dạng, nhưng tập trung vào 3 thị trường truyền thống là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Với khách hàng lớn nhất là Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế về logistics và hai bên đã ký nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản. Điều này liên tục mở ra những tiềm năng để xuất khẩu nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Đánh giá về tình hình xuất khẩu nông sản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, ngành nông nghiệp đã có tăng trưởng rất đáng khích lệ, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thặng dư xuất khẩu vượt trội. Để tiếp tục duy trì tốt đà tăng trưởng trong xuất khẩu, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, nhất là sang các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU; đồng thời, mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: Halal, Trung Đông, châu Phi...; phối hợp các bộ, ngành hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, hiện Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, hỗ trợ DN tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ DN ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng đang phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.
Riêng với thị trường Trung Quốc, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm Hỏi đáp Quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật (SPS Việt Nam) Ngô Xuân Nam cho biết: văn phòng tiếp tục phối hợp với các đơn vị phổ biến, hướng dẫn các DN, địa phương đáp ứng Quy định 248 và Quy định 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Qua đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN khi đưa các mặt hàng nông sản sang thị trường này. Đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 3.140 mã sản phẩm nông sản làm thực phẩm các DN của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, tăng 180 mã so với năm 2023.
Các DN, hợp tác xã có nhu cầu sẽ được Sở Công Thương các tỉnh, TP kịp thời cung cấp thông tin cập nhật liên quan thị trường xuất khẩu nhằm kết nối cung - cầu. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đang vận dụng tốt cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, khuyến khích xây dựng và kết nối các vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu DN chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm; đặc biệt là tập trung cho các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh như gạo, trái cây, thủy sản chế biến…
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, chuyên canh nông sản gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị là hướng đi mới, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để hình thành các vùng nguyên liệu nông sản quy mô lớn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt 13,86 tỷ USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là con số tăng trưởng mạnh trong nhiều năm trở lại đây; góp phần vào thành tích cán cân thương mại hàng hóa đạt xuất siêu 20,79 tỷ USD của cả nước.
Theo số liệu từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc, với lượng xuất khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Blue Ocean (Blue Ocean JSC), đóng tại huyện Lâm Hà,
, chính thức xuất khẩu lô hàng trái chanh leo (chanh dây) sang
. Đây là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu trái chanh leo sang thị trường này.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của
kèm theo mưa lũ, tốc độ tăng trưởng GDP những tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại.
khẳng định Việt Nam là thị trường đa dạng hóa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Australia và là trọng tâm trong chương trình “Đầu tư: Chiến lược Đông Nam Á của Australia đến năm 2040”.
Ngày 30/8, tại Hà Nội, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Lễ kỷ niệm “30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản” (26/8/1994-26/8/2024). Trong 30 năm qua, NAFIQPM đã đóng góp quan trọng trong bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt với các nước có nhiều lợi thế về xuất khẩu nông sản, thủy sản như Việt Nam. Mặc dù vậy, để đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt chứng nhận Halal vẫn đang là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt.
ASEAN là thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nhờ nhu cầu tiêu dùng phong phú và đa dạng của khu vực này. Các mặt hàng tiềm năng còn nhiều dư địa khai thác là gạo, rau quả, cà-phê…
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp chủng loại hàng rau, củ, quả lớn thứ 18 cho Đức trong 3 tháng đầu năm 2024, đạt khoảng 9,5 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023.
xuất khẩu của Việt Nam đã chạm mốc 1000 USD, là mức giá rất cao so với nhiều năm trước đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, thặng dư thương mại ngành nông nghiệp đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023; tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 3,34%, đóng góp 5,36% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của cả nền kinh tế. Những kết quả này là bệ đỡ vững chắc cho sự bứt phá của toàn ngành nửa cuối năm 2024.
Ngày 21/6, tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ xuất hành sản phẩm
xuất khẩu sang thị trường Italia, niên vụ 2024.
Từ giữa năm 2023 đến nay, giá nhiều loại nông sản trong nước và
tăng khá cao, điển hình như giá lúa gạo và cà-phê. Bốn tháng đầu năm 2024, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 644 USD/tấn, tăng 22,2%; cà-phê 3.402 USD/tấn, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), 5 tháng đầu năm 2024, sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất lúa nói riêng đạt kết quả thắng lợi và bảo đảm kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, bão tiếp tục có diễn biến bất thường ảnh hưởng lớn đến sản xuất, cần chủ động các giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho xuất khẩu.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn và quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như sự cạnh tranh tại thị trường này ngày càng cao, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải thích ứng hiệu quả.
Trung Quốc hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng lượng nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc hằng năm là khoảng 260 tỷ USD, thì Việt Nam mới chiếm thị phần chưa đến 5%. Đầu tư logistics, nâng cấp “con đường”
sang Trung Quốc trên cơ sở chuyển đổi hiệu quả từ tiểu ngạch sang chính ngạch chính là giải pháp khơi thông xuất khẩu, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường.
Cùng với lô hàng xuất khẩu tại buổi lễ công bố, dự kiến trong năm 2024 này, công ty sẽ xuất khẩu thêm cho đối tác Nhật Bản khoảng 8 container.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1/2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 chiếm 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ước đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), dù năm 2023 là một năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nhưng ASEAN vẫn duy trì là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP khu vực tăng trưởng ở mức 4,2%. Đây cũng là khu vực thị trường nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết hiệu quả lợi thế trong xuất khẩu nông sản sang các nước ASEAN.
nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 53,01 tỷ USD. Kết quả này có phần đóng góp quan trọng của hoạt động
phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hai tháng đầu năm 2024, tổng
nông, lâm, thủy sản ước đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Hàn Quốc nhờ tận dụng lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA). Năm 2024, dự báo một số nguồn cung nông sản của Hàn Quốc giảm, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác mở rộng thị trường.
Nhằm nâng cao chất lượng nông sản, trái cây phục vụ xuất khẩu, những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh việc thiết lập cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Sáng 18/2, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, gồm cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu liên vận ga quốc tế Đồng Đăng (huyện Cao Lộc); cửa khẩu song phương Chi Ma (huyện Lộc Bình); cửa khẩu phụ Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam, cửa khẩu Na Hình (huyện Văn Lãng) và cửa khẩu phụ Nà Nưa (huyện Tràng Định), đã chính thức thực hiện thông quan hàng hóa bình thường.
Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào, trong năm 2023, nước này thu về hơn 1,4 tỷ USD từ
nông sản, tăng 20,18% so với mục tiêu đề ra.