Sấm Giảng Quyển Nhất Của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Sấm Giảng Quyển Nhất Của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wir verwenden Cookies und Daten, um

TÌM HIỂU VỀ THỊ HIỆN - TRI HÀNH CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

Đến nay, sau 83 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng Đạo Phật Gíáo Hòa Hảo, dù cho những người thận trọng hay nghi ngại nhất cũng không thể nào phủ nhận sự xuất hiện thần thánh và các công trạng phi thường của Ngài đối với Phật Đạo và chúng sanh. Những con số đơn giản lại nói lên rất hùng hồn: sự trường tồn của Phật Giáo Hòa Hảo vượt qua bao ách nạn, với mức gia tăng tín đồ lên hơn 10 triệu người trong và ngoài nước vào ngày hôm nay.

Đây là một hiện tượng cực kỳ hiếm hoi trong lịch sử tôn giáo. Đức Thầy là một vị Giáo chủ trẻ tuổi nhất (19 tuổi khi lập đạo), và cho thấy những sự thần mật linh thiêng ngay khi còn tại thế. Ngài xuất hiện khi đất nước đang lâm nguy tứ bề, và đã thích ứng tri và hành để cứu giúp đời và đạo. Đạo của Ngài lại có vẻ như vô cùng giản dị, dành cho những người đơn gỉản chân chất sống nơi miền nông thôn. Đề cao vai trò cư sĩ hơn chú trọng đến xuất gia. Và đặc biệt dụng hai pháp môn tinh hoa và hữu hiệu nhất trong Đại thừa: Thiền và Tịnh. Ngài ra đi cũng rất sớm, rất thần bí. Thế nhưng Đạo của Ngài vẫn tiếp tục trường tồn và phát triển, vượt qua vô vàn gian nan hiểm họa.

Các trường hợp huyền nhiệm vẫn thường xảy ra trong tôn giáo. Đặc biệt trong Phật giáo, với sự phong phú vô tận của nguồn kinh điển, sự thị hiện của chư Bồ Tát trên thế gian hằng được nhắc nhở. Chỉ là người phàm chúng ta ít nhận ra hoặc dám nhìn nhận. Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về giá trị thiêng liêng của sự thị hiện này ghi trong kinh điển như thế nào.

Trong các bộ Kinh Phật thường nhắc đến sự xuất hiện của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng xuống thế gian hoằng hóa, cứu vớt chúng sanh, và thể hiện hóa thân của các Ngài như chứng minh về phép thần thông của bậc đắc đạo. Trong nhiều Kinh Đại Thừa có nói rõ rệt về sự kiện Chư Vị lâm phàm. Sau đầy là một đoạn trong phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, có liên hệ trực tiếp đến các Bồ tát bản địa xuất hiện bảo hộ Kinh Pháp Hoa và pháp môn Tịnh Độ.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHƯ BỒ TÁT TRONG KINH PHÁP HOA:

Trong “Tùng Địa Dũng Xuất”, Phẩm thứ 15 trong KINH PHÁP HOA, là một phẩm cao siêu vi diệu làm rúng động thiên nhân tâm, hiển lộ sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Trong vũ trụ bao la bất tận này, Nhân Thiên Địa vốn dĩ cùng một cội nguồn, một bản tánh, chỉ khác nhau có thanh tịnh chân như và động loạn cấu trược. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã hé lộ cho loài người thấy Chân Lý mầu nhiệm đó trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”. Phẩm này có phần liên quan đến Thất Sơn mầu nhiệm. Xin được đăng nguyên văn dưới đây một trích đoạn để Phật tử chúng ta cùng tôn vinh lòng từ bi vô hạn của Đức Phật Thích Ca đối với loài người:

“[Sau khi Phật thuyết xong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhiều vị Đại Bồ Tát xin hộ trì Kinh này.] Khi đó Phật bảo các chúng đại Bồ Tát: "Thiện nam-tử! Thôi đi chẳng cần các ông hộ-trì kinh này. Vì sao? Vì cõi Ta-bà của ta tự có chúng đại Bồ Tát số đông bằng số cát của sáu muôn sông Hằng. Mỗi vị Bồ Tát có sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, những người đó có thể sau khi ta diệt-độ hộ-trì đọc tụng rộng nói Kinh này".

“Lúc Phật nói lời đó, cõi Ta-Bà trong tam-thiên đại-thiên cõi nước đất đều rúng nứt, mà ở trong đó có vô-lượng nghìn muôn ức vị đại Bồ Tát đồng thời vọt ra. Các vị Bồ Tát đó thân đều sắc vàng, đủ ba mươi hai tướng tốt cùng vô-lượng ánh-sáng, trước đây đều ở dưới cõi Ta-Bà này, cõi đó trụ giữa hư-không. Các vị Bồ Tát đó nghe tiếng nói của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật nên từ dưới mà đến. Mỗi vị Bồ Tát đều là bậc đạo thủ trong đại chúng, đều đem theo sáu muôn hằng-hà-sa quyến-thuộc, huống là những vị đem năm muôn, bốn muôn, ba muôn, hai muôn, một muôn hằng-hà-sa quyến thuộc…”

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỊ HIỆN VÙNG THẤT SƠN MẦU NHIỆM:

Ngày nay, Tịnh độ pháp môn do Đức Phật truyền dạy hơn 2600 năm trước, đã lưu truyền khắp nơi. Rất nhiều vị Bồ tát xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là do thời Mạt Pháp, nên pháp môn đơn giản này rất phù hợp với tình trạng nguy ngập của chúng sanh.

Thật là vạn hạnh cho miền Nam Việt Nam nhỏ bé lắm tai ương của chúng ta lại liên tục nhận được bao nhiêu sự lâm phàm của Chư Phật, Bồ Tát và Thánh Đức. Đặc biệt là vùng Thất Sơn mầu nhiệm. Đây là một vùng đất địa linh nhân kiệt được rất nhiều vị tiền nhân và các nhà nghiên cứu cận đại và hiện đại đề cập đến, qua các truyền thuyết, lịch sử, và khảo luận. Có rất nhiều vị dắc đạo truyền kỳ được tôn sùng xuất thân tại vùng đất này, trong lịch sử cũng như thời hiện đại. Vấn đề tâm linh vốn siêu việt hơn sự khám phá, hiểu biết, và truyền đạt của loài người. Phật tử chúng ta chí ít cần biết sự mầu nhiệm này để giữ vững niềm tin, vinh hạnh và tri ân Tam Bảo cùng chư Hiền Thánh đã thị hiện dạy dỗ chúng ta, và hãy tu học cho khỏi phụ ân đức của các Ngài.

Ở đây chúng ta không đi sâu vào chi tiết về hằng hà sa số những vị đắc đạo tương truyền, chỉ xin đề cập đến trường hợp đặc biệt mầu nhiệm sáng chói nhất trong trong lịch sử cận đại và hiện đại: ĐỨC THẦY HUỲNH GIÁO CHỦ, vị sáng lập nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo 83 năm trước, trường tồn đến ngày nay, ngày càng phát triển, cho dù Ngài đã vắng mặt chỉ sau vài năm khai đạo.

Phật giáo Hòa Hảo có chủ trương đơn giản, vốn hoàn toàn phù hợp Phật Pháp: Tu Nhân học Phật. Phật giáo giản lược cho người cư sĩ, giản dị hóa việc thờ tự… Đặc biệt là chủ trương Tịnh Độ và Thiền Tịnh, tức là lấy pháp môn niệm Phật làm cơ sở, thêm vào đó là Thiền Tịnh song tu hầu dẫn đạo cho hành giả thăng hoa phát triển tu học.

Đặc điểm Tịnh Độ này trùng khớp với sự chỉ dạy trong Kinh Pháp Hoa trong vai trò hộ trì Kinh Pháp Hoa của chư vị Bồ Tát bản địa (phẩm Tùng Địa dũng xuất đề cập bên trên) khi hằng hà sa số BỒ TÁT TẠI ĐỊA PHƯƠNG truyền dạy và phò trì cho pháp môn niệm Phật A Di Đà.

Nếu xét về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam, nhất là tại miền Nam Việt, vào thời Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo, dân chúng đa số theo phép thờ tự tổ tiên, về mặt Phật giáo nặng về hình thức tụng niệm thờ cúng vào các đám tang chay hay ngày lễ lạc, ít người tu hành đúng ý nghĩa Phật Pháp, chưa nói đến vấn đề mê tín dị đoan lan tràn do thiếu căn bản tu học Đạo. Sự đóng góp cải cách tôn giáo và phổ biến Phật Pháp phù hợp với nhân sinh của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, cùng bao nhiêu vị Thánh Tăng Việt Nam, đặc biệt là Đức Phật Thầy Tây An (được đa số Phật tử tôn sùng là vị Tiền Thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ) quả là một công trình lớn lao cho Phật Pháp và Phật tử Việt Nam. Đúng với hình ảnh bất khả tư nghì với hằng hà sa số các vị Đại Bồ Tát bản địa từ dưới đất xuất hiện bay lên không trung, hộ pháp cho Đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa trên núi Linh Thứu, hơn 2.500 năm trước.

TRI HÀNH CỦA BỒ TÁT NHƯ THẾ NÀO VÀO THỜI MẠT PHÁP?

Có lẽ đây là câu hỏi của nhiều người trong chúng ta: Làm thế nào Phật Giáo Hòa Hảo trường tồn được qua các cơn tai ách khổ nạn?

Câu hỏi này mang ngụ ý tương tự như lời bạch của Thiện Tài Đồng Tử- một vị Bồ tát sơ địa – đã đi tìm học Đạo khắp các tầng trời đất, và sau cùng được ĐẠI BỒ TÁT PHỔ HIỀN giảng giải thêm về 10 ĐẠI NGUYỆN về sự TRI HÀNH của Phật Tử và Bồ Tát để đắc thành PHẬT QUẢ.

Đây là bài NGUYỆN phổ thông nhất và ý nghĩa nhất của Ngài:

HAI nguyền xưng tán công dày Thế Tôn.

BỐN nguyền sám hối nghiệp vương tội trần.

SÁU nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ người.

TÁM nguyền học Phật tùy thời phát minh

CHÍN nguyền hằng thuận chúng sanh

MƯỜI nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.

Phổ Hiền dịch nghĩa từ Tam-mạn-đà Bạt-đà-la (Samntabhadra). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác (Thập Địa) có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Phổ Hiền Bồ Tát là vị Bồ tát cưỡi bạch tượng ngự bên phải của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; bên trái là ngài Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử. Ngài được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (gồm Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nếu như Bồ tát Văn Thù đại biểu cho trí, tuệ, chứng, nắm giữ trí tuệ và chứng đức của chư Phật. Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật. Các ngài cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Vài phái Mật Tông Tây Tạng xưng tụng Bồ tát Phổ Hiền như là Nhiên Đăng Cổ Phật. Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ trì của những ai tuyên giảng đạo pháp và quyết chí phát nguyện tu hành. Ngài là biểu tượng cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Trong PHÁP HỘI HOA NGHIÊM, ngài Phổ Hiền Bồ tát sau khi khen ngợi công đức thù thắng của Phật đã nói với đại chúng rằng MUỐN TRỌN NÊN CÔNG ĐỨC NHƯ PHẬT THÌ PHẢI TU MƯỜI ĐIỀU RỘNG LỚN (như ghi trong Thập Nguyện.)

Trong mỗi khóa lễ hàng ngày, chư Tăng Ni đều đọc tụng mười hạnh nguyện. Các lễ lớn có Phât tử tham dự cũng đều đọc các nguyện lớn này. Đọc tụng để làm gì? Đọc như một nghi thức hành lễ, đọc xong rồi quên, rồi bỏ đó, rồi ngày mai lại đọc tiếp? Hay đọc để cho thấm vào máu, vào tim để tu theo? Nếu ý thức được sự quan trọng của việc phát nguyên và tu tập theo đúng lời nguyện là đã đi một bước quan trọng trong việc hiểu đạo. Hành theo ứng dụng vào việc tu tập hàng ngày phải là khuôn thức dành cho người thực tâm tu hành theo Chánh Pháp.

Trong Phật Giáo Hòa Hảo có nhắc đến các điều nguyện này không? Đương nhiên là có. Một vị Bồ Tát không thể bỏ qua được các bản nguyên và lưu lại trong kinh sách hay trong hành trì của các Ngài. Đức Thầy cũng thế, có nhắc qua mọi điểm ghi trên, gián tiếp hay trực tiếp. Để phù hợp với dân sanh và hoàn cảnh, Ngài chọn cách trình bày đơn giản và rải rác chứ không tập trung. Chẳng hạn như đoạn này cho thấy cái đại nguyện từ bi và cái nhìn rất thoáng đạt:

TÂM THÀNH CHÍ NGUYỆN xem đời khó chi.

Chèo thuyền Bát-Nhã cứu thì trần-gian.

Trong 10 nguyện đó, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã chú trọng nhiều nhất đến nguyện thứ ba và thứ năm:

“BA nguyền tu phước cúng dường” và

Hầu hết tín đồ Hòa Hảo thực thi cúng dường chúng sinh như là quan trọng nhất. Có rất nhiều cách cúng dường chúng sinh như: mở trường học, xây nhà thương, giúp đỡ học sinh nghèo, cưu mang trẻ mồ côi, giúp người cô đơn bạc phước, xây cầu, tặng nhà tình nghĩa, cơm chay miễn phí, an ủi người khi hoạn nạn…đều là những hành vi cao quý. Đức Phật dạy rằng hằng thuận vì lợi ích chúng sinh là cúng dường chư Phật. Phật Giáo Hòa Hảo nổi bật nhất ở điểm này, và trường tồn cũng ở điểm này.

“BỐN nguyền sám hối nghiệp vương tội trần”

Pháp sám hối được đề cập qua trong quyển 5 Sấm Giảng. Chỉ có bậc tri thức, kẻ thiện lương mới thấy mình lỗi lầm. Kẻ hung ác không bao giờ thấy mình sai trái. Sám hối để lương tâm thanh thản và nhắc nhở chúng ta sẽ không còn làm chuyện xấu nữa. Sám hối là một phương thuật để tu hành. Chúng ta cần sám hối từ lúc chào đời, từ thuở ấu thơ đã làm cho cha mẹ buồn phiền. Rồi khi cắp sách đến trường chúng ta gây bao ai oán cho thầy/cô. Rồi khi vào đời chúng ta tạo bao đau khổ cho bạn bè và anh chị. Chúng ta cần phải sám hối xem trong cuộc đời chúng ta có bao giờ nói lời hung dữ, nói lời lừa dối, nói lời đâm thọc, nói lời vu oan giá họa? Nhân loại ngày nay gieo rắc quá nhiều tôi lỗi nên phải nhận lãnh tai ương khổ nạn. Chúng ta cần sám hối ngày đêm cho đến khi không còn gì để sám hối nữa. Như thế mới gọi là sám hối nghiệp chướng. Phải sám hối cho tiêu nghiệp, cho tâm rỗng rang mới là tu chân thật.

“TÁM nguyền học Phật tùy thời phát minh.”

Đây là điểm sáng chói của Đức Thầy và Phật Giáo Hòa Hảo. ĐỨC THẦY ĐÃ “TÙY THỜI PHÁT MINH” đưa ra một Chánh Kiến Phật Đạo rất thực tiễn và toàn diện, Khi Ngài xuất hiện, đó là lúc Phật giáo suy đồi tại miền Nam Việt Nam vì ảnh hưởng của chính trị và tinh thần dân tộc lung lay nói chung (thời Pháp thuộc và chiến tranh). Ngài đã thỉnh Phật ở đời với chúng ta, có hai cách:

- Hoằng dương chánh pháp. Phật tử phải làm thế nào để khắp nơi được biết về đạo Phật, hiểu về đạo Phật rồi tu theo Phật.

- Đưa ra mô thức tu học đơn giản nhất (dành cho cư sĩ) mà vẫn dẫn đường đến sự viên dung. Đó là hai pháp môn Thiền+Tịnh. Lại thêm pháp cúng dường chúng sanh tuyệt đối. Đây là bí quyết của sự sống còn và phát triển của Đạo mặc dù gian nan khổ nạn trùng trùng.

“CHÍN nguyền hằng thuận chúng sanh”

“MƯỜI nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.”

Người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tâm tính hiền hòa và dễ hội nhập, không quá tính toán hay cao vọng. Có sẵn cơ địa bản chất để hấp thụ các điều này. Hai chữ “HÒA HẢO” trong Phật Giáo Hòa Hảo mà Đức Thầy đã chọn từ đầu chính là để nhắc nhở tín đồ phải đề cao “hằng thuận chúng sanh”. Tuy nhiên, “hằng thuận chúng sanh” không dễ thực hiện nếu thiếu vắng chánh kiến và việc phát đại nguyện, cùng việc thực hành sám hối sau khi quán xét chính bản thân mình.

Tóm lại, về phương diện TRI HÀNH CỦA MỘT VỊ BỒ TÁT, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã THỊ HIỆN bằng cả cuộc đời Ngài, và lưu lại cho chúng ta toàn bộ các điểu giảng dạy cần thiết để tu học cho đắc Phật Đạo.

Thế nhưng, vì sao Đức Thầy lại phải buông ra những câu than, như:

“Tùy phong hóa dân sanh phù hạp,

Bởi luật trời mở rộng thinh thinh,

Tri phong võ bất kỳ chuyển kiếp.

Giống Hồng Lạc kim chi ngọc diệp,

Từ ngàn xưa Phật Pháp gài then,

(Diệu Pháp Quang Minh – Năm Canh Thìn)

83 năm đã trôi qua. Ngày nay thế giới hiểu đạo nhiều hơn, nhưng Phật Pháp liệu có mở “then gài” chưa? Then đó chính là cái TÂM tu hành của chúng ta có theo đúng con đường tu Bồ Tát Đạo mà các Ngài đã hy sinh mở đường dẫn dắt. Nếu ai trong chúng ta là những vị tu hành thực tâm muốn đắc đạo tưởng cũng cần nương vào từng câu trong THẬP NGUYỆN trên mà tự xét lại lối tu tập của mình xem có ĐÚNG NHƯ Ý ĐỨC THẦY kính quý đã hy sinh THỊ HIỆN TRI HÀNH trên đời mà dạy dỗ. Hiểu thấu đáo từng câu, quán xét lại chính bản thân và đường tu của mình (thay vì xét người), phát nguyện lớn, triệt để sám hối, dốc chí tu tập hầu thoát khỏi nghiệp chướng, đắc quả vị để có khả năng bảo vệ CHÁNH PHÁP TRƯỜNG TỒN và ĐỀN ÂN NẶNG CỦA CHƯ PHẬT CHƯ BỐ TÁT.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT,

NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT.