Chủ đề về vũ trụ luôn hấp dẫn, thú vị và đầy bí ẩn. Nếu bạn là người đam mê Thiên văn học, thì bài viết này dành cho bạn. Langmaster tổng hợp các từ vựng thông dụng nhất về vũ trụ, hi vọng sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh và có hiểu biết về những bí ẩn rộng lớn của vũ trụ. Cùng khám phá vũ trụ bao la qua 60 từ vựng thông dụng dưới dây!
Chủ đề về vũ trụ luôn hấp dẫn, thú vị và đầy bí ẩn. Nếu bạn là người đam mê Thiên văn học, thì bài viết này dành cho bạn. Langmaster tổng hợp các từ vựng thông dụng nhất về vũ trụ, hi vọng sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh và có hiểu biết về những bí ẩn rộng lớn của vũ trụ. Cùng khám phá vũ trụ bao la qua 60 từ vựng thông dụng dưới dây!
Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ. Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết.
Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng.
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn. Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó. Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.
Thủy Tinh là hình tinh gần nhất với Mặt Trời, có kích thước nhỏ nhất và nhiệt độ khá là cao. Theo lịch Trái Đất, chu kỳ 1 vòng quanh Mặt Trời của Thủy Tinh là 88 ngày.
Kim Tinh đứng ở vị trí thứ 2 trong Hệ Mặt Trời, đây là hành tinh có khối lượng và kích thước gần giống Trái Đất nhất. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu và khám phá hành tinh này xem có tồn tại sự sống không.
Trái Đất là hành tinh ở trị trí thứ 3 trong Hệ Mặt Trời, tới nay đây là hành tinh duy nhất có sự sống.
Hỏa Tinh là hành tinh ở trị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời. Mặc dù có tên là Hỏa Tinh nhưng do vị trí xa với Mặt Trời nên nhiệt độ cao nhất chỉ là 20 độ, có khi xuống mức thấp nhất là âm 153 độ.
Mộc Tinh là hành tinh ở trị trí thứ 5 trong Hệ Mặt Trời, đây là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, có khối lượng lớn gấp 318 lần Trái Đất.
Thổ Tinh là hành tinh ở vị trí số 6 từ Mặt Trời ra và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng
Thiên Vương Tinh đứng ở vị trí thứ 7 trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh có nhiệt độ thấp nhất, có thể rơi xuống mức -224 độ. Chu kỳ một vòng xoay quanh Mặt Trời là 84 năm, tính theo lịch Trái Đất.
Diêm Vương Tinh đứng vị trí thứ 8 trong Hệ Mặt Trời, đây là hành tinh có độ lệch tâm lớn và rất nghiêng, nên có khi Pluto lại xa Mặt Trời hơn Neptune
Đây là hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt Trời vì thế mà nó có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong số các hành tinh.
Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời.
Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper. Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời. Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất.
Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người.
Atmosphere /ˈætməsfɪə/ Khí quyển
Milky Way Galaxy /ˈmɪlki/ /weɪ/ /ˈgæləksi/ Ngân Hà
Andromeda Galaxy /anˈdrɒmɪdə/ /ˈɡæləksi/ Thiên hà Tiên nữ
Meteorite /ˈmiːtiəraɪt/ Thiên thạch
North star /nɔːθ/ /stɑː/ Sao Bắc Cực
The Evening star /ði ˈiːvnɪŋ stɑː/ Sao hôm
The Morning star /ðə ˈmɔːnɪŋ stɑː/ Sao mai
Black Hole /blæk/ /həʊl/ Hố đen
White Hole /waɪt/ /həʊl/ Hố trắng
Lunar eclipse /ˈluːnər/ /ɪˈklɪps/ Nguyệt thực
Solar eclipse /ˈsəʊlər/ /ɪˈklɪps/ Nhật thực
Alien Life /ˈeɪliən/ /laɪf/ Sự sống ngoài hành tinh
Astronomy /əsˈtrɒnəmi/ Thiên văn học
Light Year /laɪt/ /jɪə/ Năm ánh sáng
Spaceship /ˈspeɪsʃɪp/ Tàu con thoi
Space Suit /speɪs/ /sjuːt/ Bộ quần áo vũ trụ
Telescope /ˈtɛlɪskəʊp/ Kính thiên văn
Alpha centauri /ˈælfə sɛnˈtɔːrʌɪ/ Cận tinh Alpha
Horsehead Nebula /hɔːs hɛd ˈnɛbjʊlə/ tinh vân đầu ngựa
Space station /speɪs ˈsteɪʃən/ trạm không gian
Zero-gravity /ˈzɪərəʊˌgrævɪti/ trạng thái không trọng lượng
Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ. Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm. Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần.
Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều.
Constellation /ˌkɒnstəˈleɪʃən/ Chòm sao
Capricorn /ˈkæprɪkɔːn/ Chòm sao Ma Kết
Aquarius /əˈkweərɪəs/ Chòm sao Bảo Bình
Pisces /ˈpaɪsiːz/ Chòm sao Song Ngư
Aries /ˈeriːz/ Chòm sao Bạch Dương
Taurus /ˈtɔːrəs/ Chòm sao Kim Ngưu
Gemini /ˈʤɛmɪnaɪ/ Chòm sao Song Tử
Cancer /ˈkænsə/ Chòm sao Cự Giải
Libra /ˈliːbrə/ Chòm sao Thiên Bình
Scorpius /ˈskɔːpɪəs/ Chòm sao Thiên Yết
Sagittarius /ˌsædʒɪˈteriəs/ Chòm sao Nhân Mã
Ophiuchus / ɒfijuːkəs / Chòm sao Xà Phu
Aquila /ˈakwɪlə/ Chòm sao Thiên Ưng
Canis Major /ˈkenɪs/ /ˈmeɪʤə/ Chòm sao Đại Khuyển
Cassiopeia /ˌkasɪəˈpiːə/ Chòm sao Thiên Hậu
Cygnus /ˈsɪɡnəs/ Chòm sao Thiên Nga
Lyra /ˈlʌɪrə/ Chòm sao Thiên Cầm
Orion /əˈraɪən/ Chòm sao Thợ Săn
Hydra /ˈhaɪdrə/ Chòm sao Trường Xà
Serpens /ˈsəːp(ə)nz/ Chòm sao Cự Xà
Big Dipper /bɪg/ /ˈdɪpə/ Chòm sao Bắc Đẩu
Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi.
Theo RT ngày 1-4, đoạn video được các phi hành gia quay khi ISS bay qua khu vực Địa Trung Hải hôm 28-3, và được tải lên YouTube hôm qua 10-4.
Trong video, các thành phố châu Âu và Bắc Phi hiện lên với muôn ánh đèn rực rỡ. Khung cảnh này hoàn toàn trái ngược với vùng bóng tối mênh mông trên biển Địa Trung Hải và sa mạc Sahara.
Hầu hết các thiên hà đều có “tuổi đời” từ 10 tỷ đến 13,6 tỷ năm. Một số thiên hà lâu đời nhất hình thành khi vũ trụ chỉ mới khoảng một tỷ năm tuổi.
Thiên hà bao gồm các ngôi sao, hành tinh và đám mây khí cùng bụi khổng lồ, tất cả liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Thiên hà lớn nhất chứa hàng nghìn tỷ ngôi sao. Cái nhỏ nhất có thể chứa vài nghìn ngôi sao. Hầu hết các thiên hà lớn đều kèm theo lỗ đen ở trung tâm, một số có khối lượng gấp hàng tỷ lần Mặt Trời của Dải Ngân hà.
Trước thế kỷ 20, con người không biết đến các thiên hà khác ngoài Dải Ngân hà. Trước đó, các nhà thiên văn học coi chúng là “tinh vân” bởi trông giống như những đám mây mờ. Mọi chuyện đã thay đổi vào những năm 1920 khi nhà thiên văn học Edwin Hubble đánh giá “tinh vân” Andromeda là một thiên hà. Andromeda là thiên hà lớn gần nhất với Dải Ngân hà của chúng ta và nó đủ sáng trên bầu trời đêm để quan sát được bằng mắt thường từ Bắc Bán Cầu. Năm 1936, Hubble phân loại các thiên hà thành bốn loại chính: thiên hà xoắn ốc, thiên hà dạng thấu kính, thiên hà hình elip và thiên hà không định hình.
Cuối tháng 3 đến giữa tháng 5 được coi là thời điểm tốt nhất trong năm để ngắm một số thiên hà tuyệt vời. Tất nhiên, cần có kính thiên văn để nhìn thấy những thiên hà ở xa.