"Ô! Sao không thấy ai nhường đường cho chúng tôi? Rõ ràng chúng tôi đang đứng ở làn đường ưu tiên? Mà tại sao, họ lại còn bấm còi inh ỏi?", Claire, nữ du khách Pháp, thắc mắc với anh Quang Hưng khi đã cố kiên nhẫn chờ đợi 5 phút mà dòng xe cộ cứ liên tiếp lao tới từ hai hướng.
"Ô! Sao không thấy ai nhường đường cho chúng tôi? Rõ ràng chúng tôi đang đứng ở làn đường ưu tiên? Mà tại sao, họ lại còn bấm còi inh ỏi?", Claire, nữ du khách Pháp, thắc mắc với anh Quang Hưng khi đã cố kiên nhẫn chờ đợi 5 phút mà dòng xe cộ cứ liên tiếp lao tới từ hai hướng.
Anh Brandon Hurley (quốc tịch Mỹ) cho biết, thời gian đầu thực sự bất ngờ khi chứng kiến giao thông ở Việt Nam. "Tôi thấy các con đường ở Hà Nội khá nhỏ, đặc biệt là trong khu vực phố cổ, trong khi phương tiện tham gia giao thông quá nhiều".
Anh Brandon Hurley nhận thấy, tại các thành phố lớn, người Việt luôn cố gắng tận dụng vỉa hè để buôn bán. Du khách có thể dễ dàng trò chuyện, mua bán hoặc thưởng thức ẩm thực. Xét ở một góc độ nào đó, điều này là một trải nghiệm thú vị với những người nước ngoài.
"Tuy nhiên, khi vỉa hè bị chiếm dụng thì du khách thường phải đi bộ dưới lòng đường, chung với xe cộ. Việc này khá nguy hiểm. Tôi đến TPHCM sinh sống và làm việc đã hơn 6 năm. Thời gian đầu, tôi cảm thấy khá căng thẳng, luôn phải quan sát khi tham gia giao thông. Một hai tuần sau, tôi mới có cảm giác an tâm khi lái xe trên đường", anh nói.
Brandon Hurley từng trải nghiệm "đặc sản kẹt xe" ở tuyến Quốc lộ 1A hướng về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Cách đây ít lâu, anh tới Sa Đéc bằng xe máy. Google Maps thông báo anh sẽ chỉ mất chưa đầy 4 tiếng để di chuyển nhưng anh đã phải đi hơn 6 tiếng rưỡi vì kẹt xe.
Anh Brandon Hurley (quốc tịch Mỹ) chia sẻ trải nghiệm tham gia giao thông ở Việt Nam.
Ông Luc Beauvais (quốc tịch Canada) nhận xét giao thông ở Việt Nam đa dạng phương tiện, như: ô tô, xe máy và xe đạp. Dù vậy, ông không gặp khó khăn mỗi lần qua đường. Trong khi đó, ông Benoit Teasdale, được những người bạn "có kinh nghiệm" hướng dẫn cách qua đường an toàn.
"Lần đầu một mình sang đường, tôi khá lo lắng. Nhờ những người dân xung quanh nghiêm chỉnh tuân thủ luật nên tôi đã vượt qua an toàn", ông Benoit kể. Những lần sau, ông tự tin một mình băng qua đường với phương châm "bình tĩnh, không ngập ngừng hay sợ hãi".
Còn ông Gilles Guimond (Quốc tịch Canada) cũng tìm cách thích nghi với tình hình giao thông phức tạp tại Việt Nam. "Đôi khi người đi bộ bị chiếm mất vỉa hè, tôi buộc đi xuống lòng đường nhưng thấy không quá nguy hiểm", ông Gilles chia sẻ.
Theo thứ tự từ trái quá phải: Gilles Guimond, Luc Beauvais và Benoit Teasdale, 3 du khách Canada (Ảnh: Hồng Anh).
Anh Kaneya Manabu (quốc tịch Nhật Bản) dù đã ở Hà Nội 7 năm nhưng chưa một lần dám điều khiển ô tô ra đường vì thấy giao thông Việt Nam quá đông đúc. Đặc biệt vào những giờ tan tầm, cao điểm hay những hôm mưa gió, nhiều đoạn đường thường rơi vào cảnh hỗn loạn, mạnh ai nấy đi, còi xe inh ỏi.
Hàng ngày, anh chỉ dám đi làm bằng xe máy với tốc độ an toàn. "Mỗi khi đi trên đường, tôi thường rất sợ cảnh người ta vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu hoặc không nhường đường cho người đi bộ. Tôi cũng ám ảnh với cảnh các bà mẹ thường chở con mà không có dây đai an toàn hoặc mũ bảo hiểm", anh Manabu nói.
Anh Kaneya Manabu (quốc tịch Nhật Bản) đã sống tại Hà Nội 7 năm (Ảnh: Minh Hoàng).
Anh Brandon Hurley có cơ hội đi đến nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Anh cũng đã tới Hà Nội 5 lần. Người đàn ông Mỹ nhận thấy, so với các thành phố ở Việt Nam mà anh đi qua, Hà Nội là thành phố rất thích hợp với việc đi bộ. Du khách có cơ hội tận hưởng nhiều cảnh đẹp, tham quan các di tích gắn liền với lịch sử, thưởng thức món ăn ngon. Nếu có phần đường an toàn dành cho người đi bộ ngắm cảnh thì đó là điều rất tuyệt vời.
Cũng theo anh Brandon Hurley, những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam lâu như anh sẽ dần quen với giao thông của Việt Nam. Tuy nhiên, bạn bè của anh lần đầu tới du lịch thường thấy rất bất ngờ. Họ cũng cảm thấy lo sợ khi sang đường hoặc gặp cảnh kẹt xe.
Anh Manabu hay Brandon Hurley cùng nhiều du khách quốc tế khác đều có những ấn tượng sâu sắc với giao thông Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Họ mong muốn, những bất cập về giao thông sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực để người nước ngoài đến tham quan, làm việc thuận tiện và an toàn hơn.
Thực hiện: Phạm Hồng Hạnh - Minh Nhân
Thời gian gần đây, có rất nhiều loại hoa quả nhập khẩu giá rẻ được các chị em phụ nữ ưa chuộng, tìm mua thường xuyên cho gia đình ăn đổi vị. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc các loại hoa quả được quảng cáo nhập từ vùng nọ vùng kia trên thế giới, hàng khan hiếm từ châu Mỹ châu Úc... song team nội trợ vẫn nhiệt tình hỏi mua cả trên mạng lẫn ngoài chợ.
Một trong số những loại trái cây hot nhất gần đây là nho mẫu đơn hay còn gọi là nho sữa, được rao bán với giá siêu rẻ khoảng 99k - 160k/kg, có nơi bán chỉ từ 250k/2kg khiến hội chị em đổ xô đi mua. Rất nhiều người "trúng quả" khi đi buôn nho tay trái, chưa biết lãi là bao nhiêu nhưng khách mua thì nườm nượp.
Nho mẫu đơn hiện nay là loại quả quen thuộc được nhiều gia đình yêu thích
Hỏi tên nho mẫu đơn thì hầu như ai cũng biết, nhưng mới đây một chủ shop bán hoa quả online đã rơi vào tình huống "hiểm cảnh" không nói nên lời khi gặp phải vị khách vô cùng bá đạo. Được khách inbox hỏi mua hàng thì chủ shop mừng lắm, nhưng đến khi khách đọc tên loại quả muốn mua thì chủ shop... tắt điện, lý do bởi người bán không biết nho "single mom" là gì!
Pha gây lú cực đỉnh của khách mua hàng nằm ở chỗ không ai hiểu nho "single mom" nghĩa là gì. Chủ shop do không hiểu ý khách nên vội trả lời rằng mình không bán loại nho đó, ngay lập tức liền bị khách mắng nhiếc khá căng: "Không có mà dám up ảnh rao bán?".
Giữa lúc chủ shop đang bối rối vì ảnh chụp khách gửi nhìn hao hao giống nho mẫu đơn, rón rén hỏi lại thêm 1 câu thì bị khách mỉa mai tiếp một tràng: "Thế mẫu đơn dịch sang tiếng Anh không phải là single mom à? Dốt ngoại ngữ thế mà cũng đòi bán hoa quả nhập khẩu". Hóa ra, loại nho xanh quen thuộc đặc sản Nhật Bản đã được dịch sang tiếng Anh theo cách hài hước vô cùng!
Không chỉ hội chị em mà hàng chục nghìn thành viên mạng đã ôm bụng cười rần rần với pha hỏi mua nho thú vị của chị gái vui tính nào đó. Thế này thì chủ shop biết đối đáp sao đây!
Bên cạnh những lời bàn tán vui vẻ thì nhiều người cũng bất ngờ khi phát hiện ra đoạn tin nhắn này xuất hiện ở vài group khác nhau trên mạng xã hội. Tuy nội dung y hệt nhau về chuyện hỏi mua nho "single mom", song cách nói thì hơi khác một chút, và ảnh chùm nho minh họa cũng không giống nhau.
Chính điều này khiến dân tình đặt nghi vấn là màn hỏi mua nho mẫu đơn hài hước ấy chỉ là dàn dựng câu like. Chứ làm gì có ai rảnh mà hỏi tên nho theo cách cầu kỳ "gây lú" như thế! May mà người bán hoa quả cũng hiền, không thì khách đã bị chửi một trận tơi bời hoa lá!
Du học (留学) là việc đi học ở một nước khác khác nước người học đang sinh sống. Một số từ vựng tiếng Trung chủ đề du học.
Cùng ngoại ngữ SGV tìm hiểu một số từ vựng tiếng Trung chủ đề du học
留学生 /Liúxuéshēng/: du học sinh.
学习签证 /Xuéxí qiānzhèng/: loại visa học tập cho học sinh.
录取通知书 /Lùqǔ tōngzhī shū/: giấy gọi nhập học.
成绩单 /Chéngjī dān/: bảng kết quả học tập.
证书 /Zhèngshū/: giấy chứng nhận.
公费 /Gōngfèi/: học sinh học theo dạng học bổng hoặc có đơn vị khác tài trợ.
自费 /Zìfèi/: học sinh học theo dạng tự đóng phí.
辅导教师 / Fǔdǎo jiàoshī/: thầy quản lý (Người quản lý các vấn đề hành chính và hoạt động ngoại khóa của bạn).
导师 /Dǎoshī/: thầy giáo hướng dẫn (Người sẽ nắm trong tay hầu hết quyền quyết định các vấn đề liên quan đến học tập của bạn, từ việc hướng dẫn, định hướng bạn học cho đến quyết định có cho bạn ra trường hay không?).
校外导师 /Xiàowài dǎoshī/: thầy hướng dẫn nhưng không phải giáo viên toàn thời gian trong trường. (Các thầy giáo này có thể là từ trường khác sang, hoặc là doanh nhân có học vị đủ cao để được nhận vào hướng dẫn học sinh trong trường).
学长 /Xuézhǎng/: gọi chung cho nam sinh khóa trên.
学姐 /Xué jiě/: gọi chung cho nữ sinh khóa trên.
学妹 /Xué mèi/: gọi chung cho nữ sinh khóa dưới.
学弟 /Xué dì/: gọi chung cho nam sinh khóa dưới.
学生管理系统 /Xuéshēng guǎnlǐ xìtǒng/: trang web quản lý thông tin học sinh.
招生办公室 /Zhāoshēng bàngōngshì/: văn phòng chiêu sinh.
必修课 /Bìxiū kè/: môn học bắt buộc.
选修课 /Xuǎnxiū kè/: môn học tự chọn.
学生证 /Xuéshēng zhèng/: thẻ học sinh.
论文 /Lùnwén/: luân văn hoặc bài tiểu luận (tiểu luận cuối kỳ thường yêu cầu 3000-5000 từ).
讲稿 /Jiǎnggǎo/: nội dung bằng văn bản của một bài phát biểu hoặc bài giảng.
草稿 /Cǎogǎo/: bản nháp, bản thử.
讲座 /Jiǎngzuò/: buổi hội thảo học thuật, buổi giảng tọa.
盲审 /Máng shěn/: thủ tục xét duyệt luận văn xem có đủ chất lượng bảo vệ không.
查重 /Chá chóng/: kiểm tra độ trùng lặp của luận văn (thường giới hạn dưới 15%).
食堂 /Shítáng/: nhà ăn sinh viên.
文献综述 /Wénxiàn zòngshù/: phần tổng hợp nghiên cứu của một bài luận văn hoặc một chuyên đề nghiên cứu (tổng hợp các nghiên cứu từng có liên quan đến đề tài theo trình tự thời gian hoặc địa lý).
教科书 /Jiàokēshū/: sách giáo khoa.
教学大纲 /Jiàoxué dàgāng/: chương trình dạy học.
成就测试 /Chéngjiù cèshì/: sát hạch kết quả.
能力测试 /Nénglì cèshì/: sát hạch năng lực.
Bài viết tiếng Trung chủ đề du học được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Trung SGV.
Ngoại ngữ SGV khai giảng khóa tiếng Trung du học, phỏng vấn, khóa tiếng Trung xuất khẩu lao động. Liên hệ 0902 516 288 gặp thầy Tuấn, cô Mai để được tư vấn.