Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ là khả năng tạo dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, đó có thể là bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, ...
Các yếu tố quan trọng nhất trong kỹ năng xây dựng mối quan hệ bao gồm:
Kỹ năng này giúp bạn có thể tạo dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, từ đó mang lại cho bạn niềm vui và sự thành công cuộc sống.
Có thể nói kỹ năng mềm trong công việc ngày nay đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân viên khách sạn - nhà hàng. Thông qua những kỹ năng mềm cần thiết đó nhằm xây dựng con người, thúc đẩy sự phát triển của bản thân cũng như tạo lập được sự thành công.
Trong bối cảnh nền kinh tế dịch vụ và vai trò ngày càng lớn của làm việc theo nhóm, các khách sạn - nhà hàng càng coi trọng những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ, biết thích nghi và sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Việc trang bị cho mình những kỹ năng mềm trong công việc là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên khách sạn - nhà hàng.
Nếu muốn đạt được sự thành công trong cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm nhằm tạo ra các giá trị bản thân cũng như dẫn dắt người khác; nâng cao, thúc đẩy khả năng xử lý những vấn đề trong công việc. Những kỹ năng mềm cần cho công việc của nhân sự làm trong ngành nhà khách sạn - nhà hàng bao gồm: kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, xử lý tình huống,...
Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.
Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.
Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?
Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.
Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng. Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.
Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày – có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác. Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.
Nếu bạn thiếu ngoại ngữ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm việc ở các công ty lớn. Nếu bạn thiếu bằng cấp, bạn khó thăng tiến ở những bậc cao hơn. Nhưng thiếu Kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả: cơ hội tuyển dụng nghề nghiệp, những mối quan hệ và cơ hội được chứng tỏ bản thân mình kể cả trong công việc lẫn trong cuộc sống.
Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng? Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả.
Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.
Để đạt được sự thành công trong cuộc sống bên cạnh những kiến thức, trình độ chuyên môn thì không thể thiếu những kỹ năng mềm. Trong bất kỳ mọi ngành nghề đặc biệt là nhà hàng – khách sạn, các kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao và được rất nhiều nhà tuyển dụng xem là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng. Vậy bạn có biết kỹ năng mềm là gì? Những kỹ năng mềm nhân viên khách sạn - nhà hàng cần có? Hoteljob.vn sẽ giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Trong cuộc sống cũng như trong công việc hằng ngày chúng ta thường hay nghe nhiều về kỹ năng mềm - một yếu tố quyết định đến sự thành công. Kỹ năng mềm đang dần trở thành một thước đo giá trị và ngày càng nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Vậy kỹ năng mềm là gì mà có thể tạo nên được những giá trị to lớn cho bản thân cả về vật chất lẫn tinh thần?
Kỹ năng mềm (soft kill) là thuật ngữ để chỉ các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người nhằm phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật, đây là những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiệu quả.
Nếu những khả năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp còn được gọi là kỹ năng cứng thì cách chúng ta cư xử với bản thân và người khác gọi là kỹ năng mềm, đây là những yếu tố tạo nên sự thành công cả trong cuộc sống và trong công việc.
Kỹ năng mềm là thuật ngữ để chỉ cho nhiều loại kỹ năng khác nhau, chúng thường được vận dụng và định nghĩa cho từng trường hợp và khía cạnh cụ thể. Những kỹ mềm bao gồm nhiều loại kỹ năng kết hợp với nhau, cả về đối nội lẫn đối ngoại - vừa là tự lên kế hoạch xây dựng tính cách bên trong con người vừa có thể tương tác một cách tốt nhất giữa bản thân đối với xã hội, cộng đồng.
Người ta thường chia những kỹ năng này thành 25 kỹ năng mềm cơ bản nhằm tạo nên sự phát triển bản thân cũng như thành công trong công việc. Đối với bất kỳ ngành nghề nào kể cả ngành khách sạn - nhà hàng cũng cần phải trang bị cho mình 25 kỹ năng mềm cơ bản đó nhằm xây dựng môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp, tạo ra hiệu suất công việc cao cũng như sự liên kết trong tập thể.
25 kỹ năng mềm cơ bản trong công việc và cuộc sống
1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay vai trò của kỹ năng mềm ngày càng được thể hiện rõ nét ngay cả trong đời sống hằng ngày cho đến công việc. Những kỹ năng mềm đang dần trở thành tiêu chí đánh giá cho rất nhiều vấn đề đồng thời đóng vai trò quyết định sự thành bại của một người. Kỹ năng mềm giúp giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống một cách nhanh chóng, chính xác.
Việc hoàn thiện các kỹ năng mềm chính là quá trình xây dựng bản thân trở nên hoàn thiện hơn đồng thời giúp nâng cao giá trị trong mắt người khác. Kỹ năng mềm còn giúp tạo sự hòa nhập và liên kết trong cộng đồng, xã hội thông qua những giao tiếp, hoạt động hằng ngày.
Các kỹ năng mềm còn có vai trò tích cực trong hỗ trợ tìm việc làm, một ứng viên với những kỹ năng mềm trong công việc tốt sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà tuyển dụng. Bên cạnh các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn thì những kỹ năng mềm sẽ là thước đo chính xác nhất mức độ hiệu quả công việc mà nhân viên đem lại.