HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TỜ KHAI NHẬP KHẨU
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TỜ KHAI NHẬP KHẨU
- Góc trên bên trái TK: Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu.
- Phần giữa tờ khai: Phụ lục số: là số thứ tự của phụ lục tờ khai đăng ký do người khai hải quan ghi.
Số tờ khai: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan do công chức Hải quan ghi bao gồm: số tờ khai, ký hiệu loại hình nhập khẩu, ký hiệu Chi cục Hải quan đăng ký theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai.
Loại hình: Người khai hải quan khai loại hình như trên tờ khai nhập khẩu.
Ô số 18: Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng. Trường hợp phân loại theo thông báo kết quả phân tích, phân loại thì ghi số văn bản thông báo.
Ô số 19: Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Ô số 20: Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng).
Ô số 21: Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp tự chứng nhận xuất xứ thì cách ghi như sau: TCN+Tên viết tắt của Hiệp định (ví dụ: chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN thì ghi “TCNATIGA”.
Ô số 22: Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23.
Ô số 23: Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc theo thực tế giao dịch.
Ô số 24: Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở mục 16, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng.
Ô số 25: Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá (ô số 24)”.
Ô số 26: Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi:
a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.
b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai
c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng.
Ô số 27: Thuế TTĐB, người khai hải quan ghi:
a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng
b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB.
c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng
Ô số 28: Thuế BVMT, người khai hải quan ghi:
a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.
b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.
c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng
Ô số 29: Thuế GTGT, người khai hải quan ghi:
a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT.
c. Tiền thuế: Ghi số thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng
Ô số 31: Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyên hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau:
- Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;
- Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;
- Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng.
Ô số 33: Người khai hải quan ghi ngày/tháng/năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]
Trong những năm gần đây chính sách nhập cư của Nhật Bản đối với người Việt Nam ngày càng được siết chặt. Bằng chứng dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là tỉ lệ người đậu visa Nhật ngày càng thấp. Chính vì thế cho dù bạn đã có visa nhưng viện chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân hay xem qua trước các hướng dẫn điền vào tờ khai nhập cảnh Nhật Bản vẫn là việc nên làm.
++ Quy định hành lý hãng hàng không Cathay Pacific
++ Giá vé máy bay có bao gồm bảo hiểm không?
Dưới đây là hướng dẫn điền các loại tờ khai khi nhập cảnh vào Nhật Bản:
Cách điền thông tin:(Các bạn tham khảo thông tin để điền vào tờ giấy được phát trên máy bay nhé)
Vị trí số 1: Bạn ghi họ của mình theo như hộ chiếu.Vị trí số 2: Bạn ghi tên đệm (nếu có) và tên của bạn theo như Hộ chiếu.Vị trí số 3: Ghi ngày tháng năm sinh của bạn.Vị trí số 4: Ghi địa chỉ hiện tại của bạn (quốc gia và tỉnh thành nơi bạn sống tại Việt Nam)Vị trí số 5: Ghi hình thức bạn tới Nhật theo diện nào. Các bạn du học sinh thì ghi: StudyVị trí số 6: Ghi thông tin mã chuyến bay của bạn.Vị trí số 7: Ghi thời gian bạn sẽ học tại trường Nhật Ngữ theo giấy báo của trường..Vị trí số 8: Ghi tên trường tiếng Nhật và địa chỉ của trường. Số điện thoại của trường Nhật ngữ mà bạn theo học tại Nhật. Vị trí số 9: Các bạn tích hết vào mục No như hình.Vị trí số 10: Các bạn ghi và ký tên theo hộ chiếu.
Hướng dẫn điền tờ khai thuế hải quan:
Vị trí số 1 : Điền tên số hiệu chuyến bay .Vị trí số 2 : Địa điểm xuất phát.Vị trí số 3 : Ngày nhập cảnh.Vị trí số 4 : Họ và tên (ghi theo như trên hộ chiếu).Vị trí số 5 : Địa chỉ tại Nhật Bản (Ghi địa chỉ trường tiếng Nhật bạn học tại Nhật bản).Vị trí số 6 : Số điện thoại (số điện thoại của trường tiếng bên Nhật).Vị trí số 7 : Ghi nghề nghiệp.Vị trí số 8 : Ghi ngày tháng năm sinh.Vị trí số 9 : Ghi số hộ chiếu.Vị trí số 10 : Ghi số người đi cùng (Trên 20 tuổi, từ 6 đến 20 tuổi, dưới 6 tuổi)Vị trí số 11 – 13 : Đánh dấu theo như mẫu.vị trí số 14 : Ký tên (ký giống như trong hộ chiếu).Vị trí số 15 : Sử dụng khi mang theo hàng hóa cần phải khai báo.
Hướng dẫn điền tờ khai xin phép làm thêm ngoài tư cách lưu trú.
Đây là thủ tục bắt buộc khi bạn muốn làm thêm trong thời gian đi du học Nhật Bản.Nếu không nộp giấy đăng ký này tại sân bay khi làm thủ tục nhập cảnh, Bạn phải lên cục xuất nhập cảnh nộp và xin cấp phép làm thêm ngoài tư cách lưu trú thì mới được phép làm thêm tại Nhật Bản. Vì vậy bạn nên hoàn thành thủ tục này ngay tại sân bay nếu có ý định làm thêm sau khi nhập học.Dưới đây là cách điền vào tờ khai đăng ký, Các bạn có thể tham khảo để ghi thông tin của mình vào.1) Ghi quốc tịch của mình.2) Ghi ngày tháng năm sinh3) Ghi họ tên4) Khoanh tròn vào giới tính của mình.5) Ký tên và ghi ngày tháng nộp đăng ký.Để biết các bạn đã được phép đi làm thêm tại Nhật hay chưa. Khi đưa giấy tờ cho hải quan Nhật bản và nhận lại thẻ cư trú cho người nước ngoài (在留カード). Thì các bạn kiểm tra xem ở mặt sau có dòng chữ ghi cấp phép làm thêm 28 tiếng trong tuần như dưới đây là các bạn đã được cấp phép đi làm thêm rồi nhé.